Ngày đăng: 05/06/2017
Mô tả: Tiểu mộc cao 2 – 4 m. Lá có phiến thon hẹp, không lông mặt trên; cuống dài 5 – 7 mm, lá bẹ nhọn, cao 6 mm, có răng và tuyến.
Biệt chu, vô cánh; hoa đực có 3 lá đài, tiểu nhụy nhiều như một cây chia nhánh; hoa cái có 5 lá đài, noãn sào với 3 vòi nhụy hình lông.
Quả nang tròn tròn, đường kính 4 mm.
Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Mọc ở suối, thác, đến 500 m. Ra hoa tháng 1-5; quả chín tháng 6-7.
Giá trị: Lá đắp trị mụt, rể xổ, trị ung, sạn bọng đái. Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng rễ trị cảm, viêm gan mạn tính, đòn ngã, bệnh lậu, giang mai, sỏi bàng quang.
Ở Ấn Độ, nước sắc rễ dùng chữa trĩ, sỏi ở bàng quang, lậu và giang mai. Cũng dùng chữa loét, đái són đau, rối loạn đường tiết niệu.
Ở Campuchia, các chồi non và lá được dùng nấu nước gội đầu, gỗ cây dùng nấu nước hãm uống chữa sốt rét.
Ở Lào, nước nấu lá dùng trị ghẻ.
Ở Java, người ta dùng dịch cây để nhuộm răng đen và làm bền chắc răng bị lung lay.
Ở Malaysia, lá và quả nghiền ra dùng đắp trị bệnh ngoài da; cũng có thể sắc nước uống.
